Việt Nam và liên minh Đông Nam Á cần phải có những tính toán, phát triển vượt bậc mới có thể giành chiến thắng trong việc chạy đua đăng cai World Cup.

Như đã biết, mới đây các ngoại trưởng của khu vực ASEAN đã có một buổi họp thường niên tại Malaysia. Trong đó, ý tưởng chạy đua đăng cai World Cup 2034 đã được thông qua và các quốc gia sẽ có 10 năm để chuẩn bị đề án đăng cai nộp lên FIFA, đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất tại địa phương.

Vậy, Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần làm gì để chạy đua đăng cai thành công World Cup 2034, giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh? Hãy cùng ngó qua những yêu cầu của FIFA về câu chuyện đăng cai World Cup.

Đầu tiên, FIFA xác định để một hay nhiều đất nước có thể đăng cai ngày hội bóng đá của thế giới, họ phải có nền kinh tế thuộc loại khá trên thế giới mới có thể đáp ứng chi phí dự trù cho công tác tổ chức World Cup. FIFA ước tính, chi phí rẻ nhất để có thể đăng cai World Cup là 4 tỷ đô la Mỹ. Cá biệt những năm gần đây, chi phí này đã tăng vọt. Brazil đăng cai World Cup 2014 với 14 tỷ đô. Nga mất 19 tỷ còn Qatar chi ra tới hơn... 200 tỷ đô.

Với những kỳ World Cup gần đây, số lượng các đội bóng tham dự là 32 đội, FIFA yêu cầu nước chủ nhà phải có 12 sân vận động đáp ứng đủ tiêu chuẩn của tổ chức này. Năm 2034 với khả năng cao là có tới 48 đội tham dự, FIFA sẽ yêu cầu số lượng sân cao hơn, lên tới 20 sân. Ngoài ra, họ còn yêu cầu thêm 1 số sân ‘dự phòng’. Điều này gây khó rất nhiều cho khu vực Đông Nam Á hiện tại.

World Cup 2034: Việt Nam và Đông Nam Á cần làm gì để chạy đua đăng cai thành công?

Một sân vận động đáp ứng đủ tiêu chuẩn của FIFA phải có chất lượng mặt cỏ tốt, số lượng chỗ ngồi không được quá thấp. Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất là SVĐ phải cách sân bay quốc tế gần nhất từ 30-60km. Ngoài ra, gần sân phải có bệnh viện, khách sạn đủ tiêu chuẩn cấp cao.

Ở Việt Nam hiện nay chỉ có SVĐ Mỹ Đình là có thể đáp ứng các yêu cầu trên. Trong khu vực Đông Nam Á, lượng sân ‘đủ chuẩn’ FIFA cũng không nhiều. Thái Lan có sân Rajamangala, Malaysia có 2 sân Bukit Jalil và Sham Alam, còn Indonesia có sân Gelora Bung Karno. Còn lại, các sân khác đều thiếu yếu tố quan trọng nhất là nằm cách xa sân bay quốc tế. Những sân như Pannad của Philippines, vốn yêu cầu các cầu thủ phải di chuyển (tới Cebu) bằng máy bay nội địa, chắc chắn không thể đáp ứng yêu cầu này.

Những năm trước đây, Nam Phi và Đức tổ chức thành công World Cup với chi phí chỉ 5 tỷ và 4 tỷ đô là bởi họ đã có hệ thống hạ tầng chất lượng tốt, có thể đáp ứng nhu cầu di chuyển lớn. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á hầu hết đều chưa có hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo. Chuyện tắc đường ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... diễn ra thường xuyên vì hạ tầng giao thông kém, hệ thống tầu điện không có hoặc không đảm bảo. Nếu muốn đăng cai, các nước sẽ phải chi rất nhiều tiền nâng cấp hạ tầng trước khi tính đến chuyện cạnh tranh với các đối thủ khác, mà tại World Cup 2034, là Trung Quốc.

Bài viết liên quan
Người đại diện của HLV Park Hang-seo lên tiếng về hợp đồng với ĐT Việt Nam Người đại diện của HLV Park Hang-seo, ông Lee Dong-jun mới đây ra thông báo phủ nhận những tin đồn liên quan tới chuyện gia hạn hợp đồng với VFF. 23/06/2019
Việt Nam chính thức chạy đua đăng cai World Cup 2034 Các lãnh đạo ASEAN đã đề xuất về phương án xin đăng cai World Cup 2034 với 9 nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 23/06/2019
Facebook CLB Austria Wien náo loạn vì Đoàn Văn Hậu Nhiều CĐV Việt Nam đã tới bình luận tại trang fanpage của CLB Austria Wien sau khi có thông tin về vụ chuyển nhượng của Đoàn Văn Hậu. 24/06/2019
#

Chào mừng các bạn đến với Bongdapro.vn - Chuyên trang tin tức, nhận định bóng đá hàng đầu tại Việt Nam. Cập nhật tin tức thể thao bóng đá trong nước và quốc tế mới nhất. Thông tin chuyển nhượng, soi kèo dự đoán, kết quả, tỷ số trực tuyến, tỷ lệ kèo, BXH, Lịch thi đấu được update theo thời gian thực.