Thị trường áo đấu World Cup 2018: 2 ông lớn Nike, Adidas chiếm ưu thế

Trước thềm World Cup 2018, 2 gã khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh đồ thể thao là Nike và Adidas đã bỏ cách các đối thủ khá xa. Đây là thành quả từ chiến dịch kinh doanh đúng đắn của 2 ông lớn này, cũng như từ dư âm thành công tại kỳ World Cup 2014.

Đứng vị trí số 1 trong lĩnh vực kinh doanh đồ thể thao hiện nay hiển nhiên là Adidas. Sau khi thực hiện cú 'áp phe' hoành tráng khi vượt qua Nike để trở thành nhà tài trợ độc quyền trang phục cho CLB Manchester United, Adidas như 'một bước lên tiên'.

Cũng kể từ đó, Adidas dần dần thâu tóm miếng bánh thị phần vốn đã co hẹp lại đáng kể. Rất nhiều đội tuyển quốc gia tham dự World Cup 2018 là 'khách quen' của Adidas, có thể kể ra Argentina, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Colombia, Nhật Bản...

Xem thêm: Tin tức World Cup 2018 mới nhất

Puma mất tầm ảnh hưởng tài trợ áo đấu World Cup 2018

World Cup 2018 cũng chứng kiến sự trồi sụt của thương hiệu nổi tiếng Puma. So với ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh cách đây 4 năm, Puma chỉ thu hút được 4 đội tuyển nhận tài trợ áo đấu (so với 8 đội tại World Cup 2014).

Áo đấu World Cup 2018: Thương hiệu đồ thể thao nào lên ngôi?

Danh sách các đội tuyển quốc gia và áo đấu tài trợ tại World Cup 2018

Thương hiệu Puma thực ra vẫn có sức hút, song khá đáng tiếc là một số đội tuyển họ tài trợ lại lỡ hẹn với World Cup 2018 như Italy, Bờ Biển Ngà hay Ghana.

Chỉ có 2 đội tuyển được Puma tài trợ từ vòng loại đến VCK World Cup 2018 là Uruguay và Thụy Sĩ. Trước khi giải đấu khởi tranh, hãng thể thao Đức đã kịp ký thêm hợp đồng tài trợ cho 2 đội tuyển Serbia và Senegal.